Thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng, tiếp diễn tình trạng giáo viên nghỉ việc

05.10.2023

Kết thúc năm học 2022 – 2023, cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, số giáo viên thiếu tăng thêm 11.308 người so với năm học 2021 – 2022. Trong khi đó, “làn sóng” giáo viên nghỉ việc có vẻ chưa dừng lại khi gần 9.300 giáo viên nghỉ việc trong năm học vừa qua.

Bộ GD-ĐT cho hay, đến thời điểm này, tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước.

Theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, hiện nay, cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, số giáo viên thiếu tăng thêm 11.308 người so với năm học 2021 – 2022 (cấp mầm non tăng 7.887 người, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207 người, cấp THPT tăng 2.045 người).

Tiếp diễn tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc
Tiếp diễn tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc

Cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau; tình trạng thừa, thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (các môn tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật) nhưng chậm được khắc phục; chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế.

Tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên cả nước (chỉ tính giáo viên trong biên chế) còn thấp hơn so với quy định…

Theo Bộ GD-ĐT, nguyên nhân chính dẫn đến số giáo viên cấp học mầm non còn thiếu tăng hơn so với năm học trước là do số trẻ đến trường năm học 2022 – 2023 tăng thêm 132.245 trẻ so với năm học trước (tương đương cần tăng thêm khoảng 5.500 giáo viên).

Cấp tiểu học, tỷ lệ lớp học 2 buổi/ngày năm học 2022 – 2023 tăng 4,6% so với năm học trước (tương đương tăng 10.811 lớp học 2 buổi/ngày, cần tăng thêm khoảng 3.000 giáo viên). Cấp THPT tăng 669 lớp so với năm học trước.

Những vùng có tỷ lệ giáo viên/lớp thấp nhất cả nước, đó là: vùng miền núi phía bắc có tỷ lệ giáo viên mầm non/lớp là 1,6; vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam bộ có tỷ lệ giáo viên tiểu học/lớp là 1,29; vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ giáo viên THCS/lớp là 1,69; vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ giáo viên THPT/lớp là 1,92….

Nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên tiếp tục trầm trọng hơn, theo Bộ GD-ĐT, do ở cấp tiểu học, tiếng Anh, tin học trước đây là môn tự chọn nay đưa vào chương trình bắt buộc từ lớp 3; bổ sung mới môn nghệ thuật cấp THPT…

Tuy nhiên, tại các địa phương, biên chế sự nghiệp giáo dục được giao bổ sung không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục; đồng thời thực hiện yêu cầu của Chính phủ tinh giản biên chế 10% làm tình trạng thiếu giáo viên càng chậm được khắc phục. Việc thực hiện chủ trương tinh giản 10% biên chế trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp ở nhiều địa phương còn thực hiện một cách cơ học. Thậm chí, một số địa phương không tuyển dụng mới giáo viên để thực hiện chủ trương tinh giản 10% biên chế.

Giáo viên là lực lượng then chốt, quyết định chất lượng giáo dục
Giáo viên là lực lượng then chốt, quyết định chất lượng giáo dục

Giáo viên nghỉ việc do thiếu cơ chế giúp gắn bó với nghề

Bộ GD-ĐT cho rằng: “Việc tuyển dụng giáo viên phổ thông ở các địa phương còn bất cập, chưa kịp thời do thiếu nguồn tuyển (theo quy định chuẩn trình độ đào tạo tại luật Giáo dục 2019); thiếu cơ chế thu hút và giữ giáo viên gắn bó với nghề, lương giáo viên mới được tuyển dụng thấp”.

Theo thống kê từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, năm học 2021 – 2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành giáo dục. Trong đó, số giáo viên công lập nghỉ việc là 10.407 người, số giáo viên ngoài công lập nghỉ việc là 5.858 người.

Năm học 2022 – 2023 tiếp tục tái diễn tình trạng giáo viên nghỉ việc khi cả nước có 9.295 giáo viên nghỉ việc.

Tính đến hết năm học 2022 – 2023, theo thống kê sơ bộ của Bộ GD-ĐT trên cơ sở dữ liệu ngành, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông là 1.234.124 người (tăng 71.927 người so với năm học 2021- 2022), trong đó công lập chiếm 88,57%, ngoài công lập chiếm 11,43%; cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập chiếm 90,4%, ngoài công lập chiếm 9,6%.

———————————————————————————————————————————————————

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH  nhận hồ sơ tuyển sinh liên tục các lớp Liên thông – văn bằng 2 ngành Giáo dục Mầm non, sư phạm Tiểu học, Sư phạm tiếng anh, sư phạm Toán, Âm nhạc, Mỹ thuật…….. Bổ sung hồ sơ để đi học ngay.

Địa chỉ nhận hồ sơ & đào tạo liên thông các ngành 2023:

Với gần 10 năm tuyển sinh đào tạo đã có rất nhiều khóa học tốt nghiệp hiệu quả thành công hơn mong đợi của thí sinh. Viện Nghiên Cứu Quản Lý Hành Chính xứng đáng là địa chỉ hàng đầu để thí sinh tin tưởng tham gia.

Hồ sơ sẽ được ban hành tại – Viện Nghiên Cứu Quản Lý Hành Chính – 138 Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM.

Đăng ký hỗ trợ tại đây : (Phòng tuyển sinh sẽ liên hệ – hướng dẫn làm hồ sơ xét tuyển)